Nguồn: Internet
TTO – Im
lặng không có nghĩa là không nói gì! Im lặng có nghĩa là tôi đang cần
một khoảng lặng, một giây phút dừng lại để ngẫm nghĩ, để lắng nghe…
Im lặng
có nghĩa là tôi nhận ra lúc này mọi lời nói đều trở nên vô nghĩa hoặc
phản tác dụng vì lời tôi nói đã không còn “nặng ký” với việc này, với
bạn nữa.
Tôi im
lặng không có nghĩa là tôi không quan tâm nữa, mà tôi muốn nói với bạn
rằng chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vấn đề, cân đo đong đếm những việc đã xảy
ra có thật sự đáng để chúng ta hờn dỗi, nặng lời với nhau.
Thường ngày chúng ta vẫn nói với nhau: “Mình là bạn thân, sẽ mãi là bạn của nhau!”.
Im lặng lúc này là để chúng ta điều chỉnh hành vi, để đó là phương pháp
tái lập truyền thông sau những hiểu lầm chúng ta vừa trải qua.
Im lặng
có nghĩa là tôi đang thực tập thở và mỉm cười, sống với giây phút hiện
tại chứ không diễn bày những quan điểm, lý luận bằng lời.
Im lặng lúc này để ngồi thật vững chãi trong căn phòng của mình, để nghe tiếng nhạc đầy triết lý nhân sinh của Trịnh: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.
Đôi khi vì ích kỷ, vì cái tôi cá nhân quá lớn mà tôi đã không bao
dung, để rồi chính điều ấy đã phá vỡ những mối quan hệ từng rất tốt đẹp.
Trong cuộc sống, ta cần những lúc im lặng. Nhưng im lặng để nín nhịn những cảm xúc, không dám bày tỏ là điều cần tránh bởi lúc đó mình đang làm khổ chính mình và để vụt mất cơ hội được giãi bày, chia sẻ, đón nhận tình yêu. Hãy biết nói đúng lúc để không có những hối tiếc kiểu như: “Sao anh không hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng”. |
Suy
nghiệm triết lý nhân bản “sỏi đá cần nhau” và tự điều chỉnh hành vi, mối
tương quan của người – người, mình không nên từ bỏ tình thâm, tình
thân, bạn bè chỉ vì những lỗi lầm rất người của ai đó.
Tha thứ
để còn có nhau, còn giữ những điều tốt đẹp, vẹn nguyên về nhau. Tha thứ
cũng làm người ta thay đổi, cải biến được một con người và nâng chất bản
thân mình. Tôi nghĩ như vậy và im lặng thật lâu, mỉm cười thật hạnh
phúc.
Im lặng
trong nhiều trường hợp cũng là sự từ chối, hoặc cũng có thể là đồng ý.
Hiểu như thế nào thì cần phải có sự quan sát, cần dựa trên mối quan hệ
thực tế của mình và người được đề nghị (về một quyết định nào đó).
Ví dụ ta hỏi: “Em có yêu anh không?”.
Người ấy im lặng, cúi đầu, bẽn lẽn. Thế thì ta hãy nắm tay
người ấy, nhìn vào đôi mắt long lanh ấy để nhận ra trong đôi mắt ấy có
câu trả lời: “Em cũng… yêu anh”.
Ta
cũng hỏi câu ấy qua điện thoại hay tin nhắn (vì ta chưa tự tin lắm)
nhưng người ấy im lặng thì đó có thể là lời từ chối hay họ đang suy
nghĩ. Ta tuyệt nhiên đừng hỏi gì thêm nữa vì có thể làm người ấy khó xử,
thậm chí, có thể ta sẽ mất luôn một người bạn.