quá nhiều những lời kết tội nặng nề nhắm vào trò chơi trực tuyến nước
nhà trong thời gian gần đây như "bạch phiến số", "báo động đỏ", "tệ
nạn", "bạo lực", "dâm ô", "gia tăng tâm lý hận thù".
Cách đây không lâu, dư luận đã một phen sửng sốt
với thống kê chỉ ra rằng có tới 77% game có mang tính chất bạo lực, 9%
game là "cờ bạc" đồng thời trong thời gian vừa qua có không ít các báo
đài đã tái hiện chiến dịch "đánh" game online - điều từng xảy ra cách
đây vài năm.
Nhiều người đang lo lắng rằng liệu trò chơi trực
tuyến có đáng ngại đến vậy hay không?
Phải xem lại "yếu
tố bạo lực" trong game?
Chắc chắn con số 77% game online có chứa tính chất
bạo lực là không phải bàn cãi bởi đây là con số đã được các cơ quan có
chức năng thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, không hiểu vì cố tình hay vô tình
mà một số báo đã đánh đồng hai khái niệm "có yếu tố bạo lực" và "toàn
yếu tố bạo lực" với nhau.
Xét trên khía cạnh "bắn nhau", Gounbound cũng bị đưa vào nhóm game... bạo lực
Nếu như là một bậc phụ huynh hay chưa bao giờ biết
về game chắc chắn sẽ hoảng hốt trước con số khủng khiếp này. Họ khó có
thể phân biệt được hai khái niệm hoàn toàn khác nhau được đề cập ở trên
cộng thêm với việc một số tờ báo "thêm mắm thêm muối" khiến cho mọi việc
trở nên quá tệ.
Để hiểu chính xác về con số này, chúng ta hãy tìm
hiểu xem khái niệm "bạo lực" là như thế nào. Có lẽ, con số 77% game có
chứa tính chất bạo lực là thống kê các game có yếu tố "đánh nhau" ví dụ
như VLTK hay các game nhập vai
quen thuộc. Điều này là đúng nhưng chưa đủ.
Game online là
"bạch phiến số"!?
Gần đây, nếu theo dõi các phương tiện thông tin đại
chúng chúng ta đều giật mình vì những tác hại mà game online đem lại.
Nào là giết người, cướp tiền, ngất vì cày game, dọa nạt cha mẹ, mất hết ý
thức... tất cả đều làm dư luận một phen xôn xao với tác hại của loại
hình giải trí này.
Đây là những con ngườiđang ngày ngày dùng "Bạch phiến"?
chụp ấy là quá phiến diện. Một vụ "thanh toán" xảy ra ở gần quán
internet công cộng (không cần biết là có phục vụ game hay không) lập tức
bị quy chụp là do cửa hàng game? Còn một số vụ "giết người cướp của"
được quy kết
cho game online vì lý do: tên tội phạm có chơi trò chơi trực tuyến.
Không cần nói thêm cũng thấy được sự vô lý của việc quy chụp này. Chẳng
lẽ nếu phát hiện hắn có... xem TV thì cũng hạn chế các chương trình
truyền hình?
Mới đây, có một vị giám đốc Trung tâm thanh thiếu
niên cho rằng game online không khác gì "Bạch phiến số", đồng thời yêu
cầu chính phủ xếp loại hình
giải trí này vào dạng báo động đỏ trên cả ma túy vì ma túy còn được cảnh
báo trước tác hại còn game thì không. Phải chăng người này muốn nói
rằng tất cả những ai đang chơi game đều là người sử dụng bạch phiến?
Mặt tốt đâu?
Có thể đếm được hàng tá bài phóng sự rất kỳ công
như đột nhập quán net ban đêm, hay tâm sự của con nghiện game trong bệnh
viện, thế nhưng không hiểu sao các phóng sự về việc game thủ góp tiền
làm từ thiện, an ủi số phận hiểm nghèo của bạn bè trong game hay những
hoạt động lành mạnh khác lại chẳng hề được đề cập tới.
Việc chối bỏ mặt tích cực của game online chính là
điều cốt yếu nhằm đánh đồng nó với ma túy, phải biết rằng hầu như loại
hình giải trí nào cũng có mặt tốt, mặt xấu, chính sự tồn tại song song
ấy khiến chúng được công nhận và người sử dụng được khuyến khích phát
triển mặt tốt.
Mộtbuổi làm từ thiện của game thủ tại trung tâm trẻ khuyết tật, sao không thấy phóng viên nào đến tác nghiệp?
mạnh mẽ một phần cũng do sự phát triển quá nhanh của game online (mà chủ
yếu là mặt số lượng). Trong 6, 7 năm trời tồn tại, cộng đồng game thủ
vẫn chưa tìm được hướng đi cho mình do không có bất kỳ tổ chức hay hiệp
hội nào đóng vai trò chỉ đường dẫn lối.
Nhưng không điều gì là quá muộn, giới trẻ đang càng
ngày càng nhận thức tốt hơn, nếu chúng ta kịp thời đưa ra những phương
án hợp lý mang tính chất "phòng" chứ không "chống" thì chắc chắn dần dần
mặt tốt của trò chơi trực tuyến sẽ xóa nhòa các tiêu cực còn tồn tại.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về những lời phán xét nặng nề
đang dành cho trò chơi trực tuyến?